Trang 1 trên 27

Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Đã gửi: 16:23, 07/06/17
gửi bởi cohoinew
TUẦN TRUNG KHÔNG VONG: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA
Hà Hưng Quốc


Tuần Không còn gọi là Tuần Trung Không Vong. Tuần là gì? Thế nào là không? Ý nghĩa của Tuần Không là gì?



Sách Tinh Lịch Khảo Nguyên, Phụ Luận, viết: "Mười Can là một Tuần, lấy 10 Can phối với 12 Chi từ Giáp đến Quý là hết. Thiên Can không bằng nên dư ra hai thời là Không Vong. Như Giáp Tí đến Quý Dậu không tới Tuất Hợi, vậy nên Giáp Tí lấy Tuất Hợi là Tuần Trung Không Vong. Ngoài ra phỏng theo như thế."




Sách Hiệp Kỉ Biện Phương Thư[ii], Lịch Lệ, viết: "Giáp Tý Tuần Tuất Hợi thời. Giáp Tuất Tuần Thân Dậu thời. Giáp Thân Tuần Ngọ Mùi thời. Giáp Ngọ Tuần Thìn Tị thời. Giáp Thìn Tuần Dần Mão thời. Giáp Dần Tuần Tý Sửu thời."



Cách thành lập Tuần Không nằm trong đoạn văn của Khảo Nguyên Phụ Luận. Kết quả hay tất cả vị trí Tuần Không nằm trong đoạn văn của Hiệp Kỷ Biên Phương Thư. Tất cả chỉ có thế và đã tự đầy đủ.



Tuy nhiên, để giúp cho những bạn chưa nắm được nội dung của hai đoạn văn trên, tôi sẽ trình bày một cách khác. Ngắn gọn là,


· một tuần gồm 10 Can.


· lấy 10 Can phối hợp với 12 Chi sẽ dư ra hai chi. Hai chi dư ra là vị trí của Tuần Không.


· có tất cả 5 tuần là tuần Giáp Tí, tuần Giáp Dần, tuần Giáp Tuất, tuần Giáp Ngọ và tuần Giáp Thìn. Và 5 Tuần tương đương thời gian 60 năm hoặc 60 ngày hoặc 60 giờ.





Theo đó,


· trong tuần Giáp Tí thì Tuần Không nằm tại Tuất-Hợi. Cách tính cho thấy trong hình H13A.



· trong tuần Giáp Dần thì Tuần Không nằm tại Tí-Sửu. Cách tính cho thấy trong hình H13B.



· trong tuần Giáp Thìn thì Tuần Không nằm tại Dần-Mẹo. Cách tính cho thấy trong hình H13C.





· trong tuần Giáp Ngọ thì Tuần Không nằm tại Thìn-Tỵ. Cách tính cho thấy trong hình H13D.



· trong tuần Giáp Tuất thì Tuần Không nằm tại Thân-Dậu. Cách tính cho thấy trong hình H13E.



Như vậy,


· tuần Giáp Tí thì Tuần Không nằm tại Tuất-Hợi.


· tuần Giáp Dần thì Tuần Không nằm tại Tí-Sửu.


· tuần Giáp Thìn thì Tuần Không nằm tại Dần-Mão.


· tuần Giáp Ngọ thì Tuần Không nằm tại Thìn-Tỵ.


· tuần Giáp Tuất thì Tuần Không nằm tại Thân-Dậu.




Tuần Không không bao giờ nằm tại hai vị trí Ngọ-Mùi.


Tuần Không có nghĩa là "không nằm trong tuần này" (phải đợi đến tuần kế), hiểu theo nội hàm của độn pháp.


ĐIỂM NHẤN BỎ TÚI


Nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng Tuần Không luôn nằm ở vị trí Giáp Ất của tuần kế.


Nhìn vào Việt Dịch Đồ, hình H27B, chúng ta thấy Giáp là vị trí Sinh của dòng hành khí dương (vòng vuông đen thuận chiều kim đồng hồ, với thông tin nằm bên ngoài vòng xanh lá ) và Ất cũng là vị trí Sinh của dòng hành khí âm (vòng xanh lá ngược chiều kim đồng hồ, với thông tin nằm bên trong vòng xanh lá).



Như vậy, nhìn từ góc độ của Việt Dịch Đồ, thì Tuần Không Giáp Ất nằm tại điểm Sinh của chu kỳ SINH TỬ. Hay nói cách khác, Tuần Không có nghĩa là"chờ hiển lộ ra bên ngoài".



Áp dụng vào luận giải Tử Vi, một cung có Tuần Không án ngữ thì các sao nằm trong bản cung bị án ngữ có thể xung, chiếu tới các cung tam hợp, cung nhị hợp, và cung đối của nó để hội hiệp với các sao khác nằm trong các cung hợp/đối đó. Ngược lại, các sao nằm trong các cung hợp/đối đó không thể chiếu/xung tới được bản cung bị Tuần Không án ngữ. Nói cách khác, Tuần Không là "tường lửa" ngăn chận không cho bên ngoài xâm nhập vào trong nhưng bên trong lại được tự do ra ngoài.

Chốt lại, cung có Tuần Không án ngữ thì "trong có thể ra, ngoài không được phép vào"

Ngược với cung có Triệt Không án ngữ "trong không được phép ra, ngoài có thể vào".


TRIỆT LỘ KHÔNG VONG: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA
Hà Hưng Quốc

Triệt Không còn gọi là Triệt Lộ Không Vong. Triệt là gì? Thế nào là Không? Ý nghĩa của Triệt Không là gì?


Sách Tinh Lịch Khảo Nguyên, Phụ Luận, viết: "Triệt Lộ Không Vong gặp Nhâm Quý vậy. Đi đường mà gặp nước thời không đi được. Như Can Giáp dùng Ngũ Thử Độn khởi Giáp Tí, thuận đi đến Nhâm Thân, Quý Dậu, vậy nên ngày Giáp lấy Thân Dậu là Triệt Lộ Không Vong. Ngoài ra phỏng theo như thế."


Sách Hiệp Kỉ Biện Phương Thư, Lịch Lệ, viết: "Triệt Lộ Không Vong, Can Giáp, Kỷ ở Thân Dậu; Can Ất Canh ở Ngọ Mùi, Can Bính Tân ở Thìn Tỵ; Can Đinh, Nhâm ở Dần Mão; Can Mậu, Quý ở Tí Sửu, Tuất Hợi".


Cách thành lập Triệt Không nằm trong đoạn văn của Tinh Lịch Khảo Nguyên. Kết quả hay tất cả vị trí Triệt Không nằm trong đoạn văn của Hiệp Kỷ Biện Phương Thư. Tất cả chỉ có thế và đã tự đầy đủ.


Tuy nhiên, để giúp cho những bạn chưa nắm được nội dung của hai đoạn văn trên, tôi sẽ trình bày một cách khác. Ngắn gọn là,


· Dùng Ngũ Thử Độn. Phương pháp độn tóm lược trong hình H12 bên dưới.


· Độn tới Nhâm Quí thì Triệt Không nằm tại hai vị trí đó.


Theo đó,


· Ngày Giáp hoặc Kỷ thì khởi tại giờ Giáp Tí độn tới Nhâm, Quí. Triệt Không nằm tại Nhâm Thân, Quí Dậu. Cách tính cho thấy trong hình H14A.



· Ngày Ất hoặc Canh thì khởi tại giờ Bính Tí độn tới Nhâm, Quí. Triệt Không nằm tại Nhâm Ngọ, Quí Mùi. Cách tính cho thấy trong hình H14B.



· Ngày Bính hoặc Tân thì khởi tại giờ Mậu Tí độn tới Nhâm, Quí. Triệt Không nằm tại Nhâm Thìn, Quí Tỵ. Cách tính cho thấy trong hình H14C.



· Ngày Đinh hoặc Nhâm thì khởi tại giờ Canh Tí độn tới Nhâm, Quí. Triệt Không nằm tại Nhâm Dần, Quí Mẹo. Cách tính cho thấy trong hình H14D.



· Ngày Mậu hoặc Quí thì khởi tại giờ Nhâm Tí độn tới Nhâm, Quí. Triệt Không nằm tại Nhâm Tí, Quí Sửu. Cách tính cho thấy trong hình H14E.



Như vậy,


· Can Giáp/Kỷ thì Triệt Không nằm tại Thân-Dậu.


· Can Ất/Canh thì Triệt Không nằm tại Ngọ-Mùi.


· Can Bính/Tân thì Triệt Không nằm tại Thìn-Tỵ.


· Can Đinh/Nhâm thì Triệt Không nằm tại Dần-Mão


· Can Mậu/Quí thì Triệt Không nằm tại Tí-Sửu.


Triệt Không không bao giờ nằm tại hai vị trí Tuất-Hợi.


Triệt Không có nghĩa là "hết đường đi tới ". Hết đường đi tới hiểu theo nội hàm của phương pháp độn "Triệt Lộ Không Vong gặp Nhâm Quý vậy."



ĐIỂM NHẤN BỎ TÚI

Nhưng tại sao lại hết đường đi? Căn cứ vào nguyên văn của Khảo Nguyên là do "Đi đường mà gặp nước thời không đi được."


Liệu giải thích trên có hợp lý? Rõ ràng là Triệt Không chỉ nằm Nhâm Quý Thủy.


Thử nhìn từ một góc độ khác. Trong hình Việt Dịch Đồ, hình H27B, cho thấy Nhâm là vị trí Khảm Thủy và Quý là vị trí Càn Thủy. Càn Thủy cũng là vị trí của Tí, nơi dương tận, là điểm cuối chu kỳ của dòng hành khí dương (vòng vuông màu đen). Khảm Thủy cũng là vị trí của Tí, nơi âm cực, là điểm cuối chu kỳ của dòng hành khí âm (vòng tròn màu xanh). Nói tóm lại, Nhâm Quý Thủy là điểm cuối "cùng tận" của chu kỳ âm dương, là điểm lùi đã "cùng" và tiến đã "tận". Là "không thể thoát ra".


Như vậy, từ góc độ của Việt Dịch Đồ thì Triệt Không đúng là "hết đường" là "không thể thoát ra".



Ứng dụng vào luận giải Tử Vi, một cung có Triệt Không án ngữ thì các sao nằm bên trong sẽ không thể vượt ra ngoài bản cung bị án ngữ để xung/chiếu tới các cung tam hợp, cung nhị hợp, và cung đối để hội hiệp với các sao nằm trong các cung hợp/đối đó. Chính xác đây là tình trạng "nội bất xuất". Ngược lại, các sao nằm trong các cung hợp/đối thì tự do xung/chiếu tới bản cung bị án ngữ. Nói cách khác, Triệt Không là "tường giam" không cho bên trong thoát ra ngoài nhưng bên ngoài thì được phép vào trong.

Chốt lại, Triệt Không có nghĩa là "trong không được phép ra, ngoài có thể vào".

Nó ngược với Tuần Không "trong có thể ra, ngoài không được phép vào".

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Đã gửi: 16:55, 07/06/17
gửi bởi cohoinew
Quan điềm này mình hoàn toàn nhất chí với TS Hà Hưng Quốc về tuần triệt. Nó là nút mở của âm dương, từ ngũ hành nạp âm và ngũ thử độn...

Áp dụng để luận đoán có độ chính xác cao hơn kiểu tuần triệt làm biến đổi các sao, chặt chém loạn xạ....

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Đã gửi: 17:01, 07/06/17
gửi bởi yesterday2016
Mình không đồng ý.
Nhiều lúc vào hạn Tuần, vẫn thấy bị ảnh hưởng bởi sao xung chiếu, tam hợp, nên nói tuần ngăn không cho ngoài chiếu vào có vẻ không ổn.

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Đã gửi: 17:06, 07/06/17
gửi bởi cohoinew
yesterday2016 đã viết: 17:01, 07/06/17 Mình không đồng ý.
Nhiều lúc vào hạn Tuần, vẫn thấy bị ảnh hưởng bởi sao xung chiếu, tam hợp, nên nói tuần ngăn không cho ngoài chiếu vào có vẻ không ổn.
Có thể đó là cảm giác và cách luận giải của bạn thôi. Còn việc xem hạn cũng có việc tháo gỡ tuần triệt nữa. âm dương đóng mở và tháo gỡ khi gặp hạn....

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Đã gửi: 17:10, 07/06/17
gửi bởi cohoinew
TUẦN TRIỆT TRONG TỬ VI



Hà Hưng Quốc


Trong những bài viết trước chúng ta đã nói qua về nguồn gốc và ý nghĩa nguyên thủy của Tuần Trung Không Vong và Triệt Lộ Không Vong. Hôm nay chúng ta sẽ nói về Tuần Triệt trong bộ môn Tử Vi.



Như đã từng trình bày rồi, ý nghĩa rốt ráo và vai trò của Tuần Triệt trong một lá số có thể chốt lại trong hai câu: Tuần án ngữ thì ngoài không thể xâm nhập vào trong. Triệt án ngữ thì trong không thể lọt ra ngoài.



Nếu bạn không biết tóm lược trên từ đâu mà có thì có nghĩa là bạn chưa có cơ hội đọc qua những bài viết trước. Như vậy thì xin bạn vui lòng đọc bài Tuần Trung Không Vong: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa và bài Triệt Lộ Không Vong: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa rồi hãy quay lại để đọc tiếp bài này.



Tuần Triệt án ngữ ở một cung trong một lá số Tử Vi chỉ có 3 trường hợp:

1. Triệt án ngữ.

2. Tuần án ngữ.

3. Tuần Triệt cùng án ngữ.



Triệt Không án ngữ ở cung nào trên lá số sẽ tùy thuộc vào Thiên Can năm sinh của đương số. Năm sinh thuộc:

· Giáp, Kỷ thì Triệt Không án ngữ hai cung Thân và Dậu;

· Ất, Canh thì Triệt Không án ngữ hai cung Ngọ và Mùi;

· Bính, Tân thì Triệt Không án ngữ tại hai cung Thìn và Tỵ;

· Đinh, Nhâm thì Triệt Không án ngữ tại hai cung Dần và Mão;

· Mậu, Quý thì Triệt Không án ngữ tại hai cung Tí và Sửu.



Tuần Không án ngữ ở cung nào trên lá số sẽ tùy thuộc vào năm sinh của đương số thuộc vào tuần giáp nào. Nếu là:

· tuần Giáp Tí thì Tuần Không án ngữ tại Tuất và Hợi;

· tuần Giáp Dần thì Tuần Không án ngữ tại Tí và Sửu;

· tuần Giáp Thìn thì Tuần Không án ngữ tại Dần và Mão;

· tuần Giáp Ngọ thì Tuần Không án ngữ tại Thìn và Tỵ;

· tuần Giáp Tuất thì Tuần Không án ngữ tại Thân và Dậu.



Tuần Không không bao giờ án ngữ tại hai vị trí Ngọ và Mùi.



Cụ thể hơn thì 10 tuổi:

· Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu thuộc tuần Giáp Tí cho nên Tuần Không sẽ án ngữ tại Tuất và Hợi.

· Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi thuộc tuần Giáp Dần cho nên Tuần Không sẽ án ngữ tại Tí và Sửu.

· Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tí, Quý Sửu thuộc tuần Giáp Thìn cho nên Tuần Không sẽ án ngữ tại Dần và Mão.

· Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tí, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão thuộc tuần Giáp Ngọ cho nên Tuần Không sẽ án ngữ tại Thìn và Tỵ.

· Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tí, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi thuộc tuần Giáp Tuất cho nên Tuần Không sẽ án ngữ tại Thân và Dậu.



Có người cho rằng Tuần Triệt là sao. Thí dụ như trong bài Số Mệnh Hỏi Đáp: Ảnh Hưởng Sao Tuần Triệt đăng trên Việt Báo Online 09/06/2002 Tử Vi Thiên Đức Đốc Nguyễn đã viết " . . . những vấn đề xung quanh hai sao Tuần, Triệt. Thật vậy hai sao này có nhiều tranh cải và mâu thuẫn từ ý nghĩa bản thân của chúng thậm chí cho đến phạm vi tác dụng của hai sao này. . ."



Xét nguồn gốc của Tuần Triệt, định kiến cho rằng Tuần Triệt là sao thì không thể đúng. KHHB Xuân Ất Mão (1975) cũng có viết ". . . Tuần,Triệt không phải là một sao như các sao. Nó chỉ là dữ kiện Âm Dương, tiểu biểu cho sự đóng mở hai giai đoạn Âm và Dương. . . Ở đây Tuần Triệt chi phối về hai phương diện. Ta có thể tạm đặt là: đối ngoại và đối nội."



Nguồn gốc của Tuần Triệt phối hợp với Việt Dịch Đồ để diễn giải cho phép chúng ta chấp nhận giải thích trên đăng trong báo KHHB. Tuy nhiên "dữ kiện âm dương" + "sự đóng mở" vẫn còn nặng dịch lý và khó hiểu với một số người. Để cho dễ nắm bắt hơn, phải nói rằng Tuần Triệt thực ra chỉ là hai "định chế" áp đặt lên cung nó án ngữ. Nếu bản cung là thành, các sao trong cung là cư dân, thì Tuần Triệt là định chế ra vào thành. Tuần cho phép cư dân trong thành đi ra ngoài mà không cho phép bên ngoài xâm nhập vào thành. Triệt không cho phép cư dân đi ra ngoài nhưng cho phép bên ngoài vào thành. Tuần chống xâm nhập. Triệt chống tiết lộ. So sánh đơn giản cho dễ nhớ dễ hiểu thì Tuần Triệt chỉ là vậy. Tuần Triệt không phải là sao. Đã không phải là sao thì Tuần Triệt không thể xung chiếu như sao và vì vậy tất cả các luận bàn về ảnh hưởng do Tuần Triệt chiếu xung rõ ràng là không hợp lý.



Và cũng chính vì định chế áp đặt lên cung bị án ngữ mà sự tương tác giữa các sao bên trong bản cung với các sao bên ngoài bản cung sẽ thay đổi bởi điều kiện áp đặt. Theo đó, ảnh hưởng tốt xấu trong sự tương tác của các sao nằm bên trong cung bị án ngữ cũng như nằm ở bên trong các cung xung hợp với cung bị án ngữ cũng sẽ thay đổi. Dễ lầm tưởng là Tuần Triệt trực tiếp tạo ra ảnh hưởng tốt xấu lên các sao nằm bên trong cung bị án ngữ cũng như các sao nằm bên trong các cung xung hợp với cung bị án ngữ cho nên nhiều người đã coi Tuần Triệt như sao (thủ, chiếu) nhưng sự thật không phải là vậy. Cũng dễ lầm tưởng là Tuần Triệt trực tiếp làm thay đổi tính chất tốt xấu của các sao hoặc thay đổi cường độ của tính chất tốt xấu nhưng sự thật không phải là vậy. Chỉ có sự tương tác giữa các sao nội và ngoại bị thay đổi do định chế áp đặt lên cung bị án ngữ.



Giả dụ như cung A có Mã và cung B hợp xung (hợp xung = hợp hoặc xung = tam phương tứ chính) có Lộc. Không có Tuần Triệt án ngữ ở cung A hay cung B thì cả cung A lẫn cung B đều ăn được cách Lộc Mã giao trì. Nếu Triệt án ngữ tại cung A thì chỉ có cung A ăn được cách Lộc Mã. Lý do là Lộc ở cung B có thể hội với Mã tại cung A, nên thành cách, nhưng ngược lại Mã không thể thoát ra khỏi bản cung để hội với Lộc tại cung B, nên không thành cách, vì định chế tại cung A là "Triệt = nội bất xuất". Triệt lộ không vong là như thế. Triệt cắt đường là như thế, chỉ cắt đường của các sao nằm trong cung A bị án ngữ.



Nếu Tuần án ngữ tại cung A thì chỉ có cung B ăn được cách Lộc Mã. Lý do Mã tại bản cung được phép ra khỏi bản cung để hội với Lộc tại cung B nhưng ngược lại Lộc ở cung B không thể xâm nhập cung A để hội với Mã tại đây vì định chế tại cung A là "Tuần = ngoại bất nhập". Người ta nói Tuần bắt cầu là như thế, chỉ bắt cầu cho các sao nằm trong cung A bị án ngữ.



Nếu cả hai Tuần và Triệt án ngữ tại cung A thì cả cung A lẫn cung B đều không ăn được các Lộc Mã. Lý do Mã ở cung A bị cô lập hoàn toàn vì định chế tại A lúc đó là "Tuần + Triệt = nội bất xuất + ngoại bất nhập".



Với những giả dụ vừa trình bày, Tuần Triệt án ngữ cung A không làm cho Mã thành "ngựa chết" như nhiều người ngộ nhận. Tuần Triệt án ngữ chỉ là làm cho sự tương tác giữa Lộc và Mã có thành cách hay không thành cách, nếu thành cách thì sẽ ăn vào cung nào và không ăn vào cung nào, rồi theo đó tốt hay không tốt và tốt cho cung nào hoặc vận nào sẽ được giải đoán.



Đa số các thầy Tử Vi cho rằng Tuần Triệt án ngữ sẽ gây trở ngại (không tốt) cho cung bị án ngữ. Và cũng cho rằng "[n]hìn chung khi Tuần - Triệt đóng tại Mệnh (Thân) thì đương số là người chật vật trong cuộc sống (hoàn cảnh sống không may mắn, công lao được hưởng không xứng đáng...), hoặc lúc sinh ra mình cha mẹ thường làm ăn vất vả, nghèo hèn (nhất là lá số có Tuần - Triệt liên cung tại Mệnh - Phụ Mẫu). Đồng thời đây cũng là mẫu người lười biếng, kém thông minh, yếm thế, thiếu tự tin, không có ý chí vươn lên trong cuộc sống... nếu không được nhiều cát tinh, văn tinh hội chiếu về Mệnh (Thân) hóa giải." (Nguồn: vandanviet.com. Tuần-Triệt và những dấu hỏi (trích từ cuốn Tử Vi Kiến Giải của Đặng Xuân Xuyến, Thanh Hóa, 2009)).



Nhận định trên không chính xác nếu không muốn nói là không phản ảnh đúng với thực tế và sẽ dễ dàng bị loại trừ khi dùng lá số của các vị lãnh đạo để phối kiểm. Thí dụ như Bill Clinton Mệnh bị Triệt và Phúc Đức bị Tuần, Hillary Clinton Mệnh bị Tuần và Tài Bạch bị Triệt, Condoleeza Rice Thân bị Tuần và Phúc Đức bị Triệt, John McCain Mệnh bị Triệt và Quan Lộc bị Tuần, Donald Rumsfeld Mệnh bị Tuần và Quan Lộc bị Triệt. Không một giải thích nào trong đoạn văn trên đúng với các lá số của các nhân vật lừng lẫy vừa nêu tên. Thật ra, Tuần Triệt án ngữ tại một cung tạo tác động tốt hay xấu và tốt xấu như thế nào còn tùy vào chi tiết trong từng lá số cũng như tùy vào thực trạng bản thân của đương số.



Có người cho rằng cường độ ảnh hưởng của Tuần Triệt thay đổi theo thời gian. "Tuần từ từ mạnh lên" còn "Triệt từ từ giảm xuống". Đến 30 tuổi thì ảnh hưởng của Triệt coi như không còn. Nhận định này không chính xác.



Hiện tượng tốt xấu hơn là thật nhưng cho rằng nguyên nhân là do cường độ ảnh hưởng của Tuần Triệt mạnh yếu hơn sau một thời gian thì không có cơ sở. Nếu vậy thì tại sao những lá số có cung phu thê rất đẹp bị Triệt án ngữ làm cho mất sự tốt đẹp lại không gãy gánh dọc đường lúc còn trẻ mà lại xảy ra vào độ tuổi quá 30 tức là lúc mà Triệt mất hết uy lực và theo đó cung phu thê đã phục hồi lại sự tốt đẹp vốn dĩ của nó? Nếu vậy thì tại sao những lá số có cung phu thê rất xấu có Triệt án ngữ làm cho bớt xấu lại không bị gãy cánh dọc đường vào độ tuổi quá 30 tức là lúc mà Triệt mất hết uy lực và theo đó cung phu thê đã phục hồi lại sự xấu vốn dĩ của nó mà lại xảy ra vào lúc trẻ tức là lúc Triệt còn đủ sức mạnh để đàn áp hung tinh?



Sự thật là Tuần Triệt án ngữ tại một cung áp đặt định chế tại cung đó. Định chế không thay đổi. Chỉ có sự tương tác giữa các nhóm sao biến hóa theo mỗi bước chuyển dịch của mệnh kinh qua các nhóm cung khác nhau ở mỗi giai đoạn của một đời người, với sự tiếp tay của định chế luôn hiện hữu và không thay đổi, tạo ra ảnh hưởng xấu tốt.



Có người cho rằng Tuần Triệt gặp nhau sẽ "cởi khóa" cho nhau. Nhận định này có phần chính xác.

Tuần Triệt gặp nhau trên 12 cung của một lá số chỉ có 5 trường hợp:

1. Tuần Triệt cùng án ngữ một cung.

2. Tuần Triệt án ngữ ở hai cung xung nhau.

3. Tuần Triệt án ngữ ở hai cung tam hợp hoặc nhị hợp với nhau.

4. Tuần án ngữ Mệnh hoặc Thân và vận nhập cung có Triệt án ngữ.
5. Triệt án ngữ Mệnh hoặc Thân và vận nhập cung có Tuần án ngữ.


Trường hợp 1,2,3: khi vận nhập cung Tuần Triệt sẽ bị triệt tiêu trong vận đó. Tức là, khi nhập vận, sẽ thấy có đủ mặt Tuần và Triệt, thì định chế "nội bất xuất" và "ngoại bất nhập" bị vô hiệu hóa.

Trường hợp 4,5: khi vận nhập cung, chỉ thấy có Triệt hoặc Tuần nhưng Mệnh hoặc Thân lại có Tuần hoặc Triệt án ngữ, thì Tuần hoặc Triệt án ngữ tại cung vận sẽ tạm thời bị vô hiệu hóa.



Có người cho rằng Tuần Triệt mang tính chất ngũ hành. Và có tất cả 4 định kiến:

1. Tuần hành Hỏa đới Mộc, Triệt hành Kim đới Thủy;

2. Tuần hành Thủy, Triệt hành Kim;

3. Tuần hành Thổ, Triệt hành Hỏa;

4. Tuần Triệt theo hành của bản cung chúng án ngữ.



Tuần Triệt đã không phải là sao mà chỉ là định chế giới hạn sự tương tác giữa các sao bên trong với các sao bên ngoài của một cung thì khoát thêm cho chúng cái áo ngũ hành để làm gì? Chỉ vô ích và làm phức tạp thêm vấn đề.



Trong bài Mẫu Người Mệnh Tuần Thân Triệt đăng trên blog Trần Nhật Thành ngày 07/13/2012, ông đã viết: "Tóm lại, TT là hai sao đặc biệt nhất trong 118 sao của khoa Tử Vi, và cũng đã trở thành đề tài tranh luận rất nhiều. Nhưng tốt nhất là tùy theo kinh nghiệm thực tiễn mà mỗi người tự chọn cho mình một quan điểm riêng. Dù sao, khi nói đến TT, chúng ta đều thấy ảnh hưởng tốt xấu của hai sao này trên một lá số nào đó không phải là điều đơn giản. Giống như một người bị bệnh phải uống thuốc, như người bị chứng đau nhức phải uống thuốc giảm đau. Nhưng khi uống thuốc giảm đau nhiều thì lại sinh ra chứng đau bao tử, uống thuốc chữa bệnh đau bao tử nhiều thì lại sinh ra chứng bất lực.. Ảnh hưởng của TT cũng tương tự như vậy, giúp ta bên này thì phá bên kia, và có lẽ cái thâm sâu của khoa Tử Vi là ở chỗ đó."



Kết luận trên của TNT cho thấy hiện trạng thiếu thống nhất trong cách lý giải Tuần Triệt của bộ môn Tử Vi, nếu không muốn nói là loạn cào cào. Tự thân Tuần Triệt không "giúp ta bên này thì phá bên kia" cũng không "phức tạp" như đa số nhận lầm. Tuần Triệt chỉ đơn giản là định chế áp đặt lên cung nó án ngữ. Với hai định chế "nội bất xuất" và "ngoại bất nhập" mà sự tương tác giữa các sao nằm bên trong cung bị án ngữ và các sao nằm bên ngoài cung bị án ngữ sẽ bị giới hạn tùy theo định chế áp đặt lên cung (điều mà tác giả của bài viết trong KHHB Ất Mão "tạm gọi là đối nội và đối ngoại") và theo đó tốt xấu cũng biến hóa theo. Làm cho Tuần Triệt trở thành phức tạp và mơ hồ là do những người nghiên cứu Tử Vi tự tạo ra không phải bản chất của Tuần Triệt. Phức tạp và mơ hồ cũng không phải là cái thâm sâu của Tử Vi mà là chỉ dấu hiệu của sự thấu đáo chưa tới chỗ cùng tột.



KINH NGHIỆM BỎ TÚI

Tiếp theo sau đây chúng ta sẽ xét nghiệm ảnh hưởng của Tuần Triệt trong một vài lá số mà thông tin về những diễn biến trong cuộc đời của các đương số được ghi nhận chuẩn xác với độ khả tín cao nhất. Người thật việc thật trong hiện tại chứ không phải những nhân vật của quá khứ được vẽ vời tô điểm không một ai có thể kiểm chứng được.


Cũng xin nhắc lại để các bạn nào vào "đọc ngang" khỏi bở ngỡ là:

1. Cách lấy lá số ở đây theo cục "Thủy 6" và "Hỏa 2" chứ không phải "Hỏa 6" và Thủy 2" như tất cả sách và thầy khác sử dụng. Lý do cho sự điều chỉnh này đã được người viết giải thích rất cặn kẻ trong sách Giải Mã Bí Ẩn Tư Vi và trong cuốn Giải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp của Hà Hưng Quốc (có posted trên blog http://vietdich.blogspot.com/p/giai-ma- ... -giap.html ).

2. Cách luận giải âm dương ngũ hành ở đây dựa trên nền tảng của lý thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy và Việt Dịch của Hà Hưng Quốc (sách có posted trên blog http://vietdich.blogspot.com/p/viet-dich.html ).


3. Người viết sẽ không luận giải toàn bộ lá số mà chỉ luận giải một hay hai cung nào đó thôi có liên quan đến Tuần Triệt với mục đích là để làm sáng tỏ và để chứng minh sự chính xác về cách luận giải Tuần Triệt mà người viết đã giải thích trong bài viết này.

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Đã gửi: 17:28, 07/06/17
gửi bởi cohoinew
Đây cũng là một lý thuyết trong vô vàn lý thuyết về tuần triệt. Nên có mục đích tham khảo thêm trong nghiệm lý và luận đoán. Dù sao nếu áp dụng thì nó giải thích khá trọn vèn nhiều cái má lý thuyết khác không giải thích đc mà cứ mặc nhiên coi là như vậy. VD: tại sao cung VCD lại cần triệt? vì nó cho phép các sao bay vào nhưng ko cho bay ra nên nó hút các sao làm ổn định các cung VCD... còn các lý thuyết khác cứ phang là cần có triệt án ngữ nhưng ko giải thích tại sao. Thêm nữa theo lý thuyết này thì triệt ko phải mạnh 30 năm đầu và tuần mạnh 30 năm sau, cái này các lý thuyết khác cũng ko giải thích rõ ràng. Tuần triệt mạnh yếu là do nằm cũng dương, âm nên mới có lý thuyết đương đầu, vuốt đuôi.... còn cả tuần và triệt mạnh yeus cả đời chứ không chia giai đoạn. VD: Bảo tuần mạnh sau 30 tuổi vậy thì tại sao cung phu thê có tuần lại khuyên bảo lấy vợ/chồng muộn thì tốt hơn? lấy sớm dễ chia li, sóng gió? sao ko nhanh nhanh chóng chóng mà lấy sớm khi tuần chưa tác dụng mạnh, lại đâm đầu lấy lúc nó phát tác...?

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Đã gửi: 18:24, 07/06/17
gửi bởi LamYenChi
cohoinew đã viết: 17:28, 07/06/17 Đây cũng là một lý thuyết trong vô vàn lý thuyết về tuần triệt. Nên có mục đích tham khảo thêm trong nghiệm lý và luận đoán. Dù sao nếu áp dụng thì nó giải thích khá trọn vèn nhiều cái má lý thuyết khác không giải thích đc mà cứ mặc nhiên coi là như vậy. VD: tại sao cung VCD lại cần triệt? vì nó cho phép các sao bay vào nhưng ko cho bay ra nên nó hút các sao làm ổn định các cung VCD... còn các lý thuyết khác cứ phang là cần có triệt án ngữ nhưng ko giải thích tại sao. Thêm nữa theo lý thuyết này thì triệt ko phải mạnh 30 năm đầu và tuần mạnh 30 năm sau, cái này các lý thuyết khác cũng ko giải thích rõ ràng. Tuần triệt mạnh yếu là do nằm cũng dương, âm nên mới có lý thuyết đương đầu, vuốt đuôi.... còn cả tuần và triệt mạnh yeus cả đời chứ không chia giai đoạn. VD: Bảo tuần mạnh sau 30 tuổi vậy thì tại sao cung phu thê có tuần lại khuyên bảo lấy vợ/chồng muộn thì tốt hơn? lấy sớm dễ chia li, sóng gió? sao ko nhanh nhanh chóng chóng mà lấy sớm khi tuần chưa tác dụng mạnh, lại đâm đầu lấy lúc nó phát tác...?
Em cũng thấy quan điểm này khá hợp lý ạ.
Nhưng a cho e hỏi chút, vd như e có phu thê tuần, quan lộc triệt ở cung xung nhau. Vậy thì vô hiệu hóa nghĩa là các sao trong 2 cung này có thể chiếu lẫn nhau không bị hạn chế bởi tuần hay triệt phải k ạ?

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Đã gửi: 18:26, 07/06/17
gửi bởi cohoinew
LamYenChi đã viết: 18:24, 07/06/17
cohoinew đã viết: 17:28, 07/06/17 Đây cũng là một lý thuyết trong vô vàn lý thuyết về tuần triệt. Nên có mục đích tham khảo thêm trong nghiệm lý và luận đoán. Dù sao nếu áp dụng thì nó giải thích khá trọn vèn nhiều cái má lý thuyết khác không giải thích đc mà cứ mặc nhiên coi là như vậy. VD: tại sao cung VCD lại cần triệt? vì nó cho phép các sao bay vào nhưng ko cho bay ra nên nó hút các sao làm ổn định các cung VCD... còn các lý thuyết khác cứ phang là cần có triệt án ngữ nhưng ko giải thích tại sao. Thêm nữa theo lý thuyết này thì triệt ko phải mạnh 30 năm đầu và tuần mạnh 30 năm sau, cái này các lý thuyết khác cũng ko giải thích rõ ràng. Tuần triệt mạnh yếu là do nằm cũng dương, âm nên mới có lý thuyết đương đầu, vuốt đuôi.... còn cả tuần và triệt mạnh yeus cả đời chứ không chia giai đoạn. VD: Bảo tuần mạnh sau 30 tuổi vậy thì tại sao cung phu thê có tuần lại khuyên bảo lấy vợ/chồng muộn thì tốt hơn? lấy sớm dễ chia li, sóng gió? sao ko nhanh nhanh chóng chóng mà lấy sớm khi tuần chưa tác dụng mạnh, lại đâm đầu lấy lúc nó phát tác...?
Em cũng thấy quan điểm này khá hợp lý ạ.
Nhưng a cho e hỏi chút, vd như e có phu thê tuần, quan lộc triệt ở cung xung nhau. Vậy thì vô hiệu hóa nghĩa là các sao trong 2 cung này có thể chiếu lẫn nhau không bị hạn chế bởi tuần hay triệt phải k ạ?
Bạn hiểu sai rồi. Tuần triệt tháo gỡ là mệnh thân có tuần triệt, khi hạn đến cung tuần triệt thì được gỡ ra chứ không phải các cung đối nhau gỡ cho nhau đâu :D

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Đã gửi: 18:34, 07/06/17
gửi bởi LamYenChi
cohoinew đã viết: 18:26, 07/06/17
LamYenChi đã viết: 18:24, 07/06/17
cohoinew đã viết: 17:28, 07/06/17 Đây cũng là một lý thuyết trong vô vàn lý thuyết về tuần triệt. Nên có mục đích tham khảo thêm trong nghiệm lý và luận đoán. Dù sao nếu áp dụng thì nó giải thích khá trọn vèn nhiều cái má lý thuyết khác không giải thích đc mà cứ mặc nhiên coi là như vậy. VD: tại sao cung VCD lại cần triệt? vì nó cho phép các sao bay vào nhưng ko cho bay ra nên nó hút các sao làm ổn định các cung VCD... còn các lý thuyết khác cứ phang là cần có triệt án ngữ nhưng ko giải thích tại sao. Thêm nữa theo lý thuyết này thì triệt ko phải mạnh 30 năm đầu và tuần mạnh 30 năm sau, cái này các lý thuyết khác cũng ko giải thích rõ ràng. Tuần triệt mạnh yếu là do nằm cũng dương, âm nên mới có lý thuyết đương đầu, vuốt đuôi.... còn cả tuần và triệt mạnh yeus cả đời chứ không chia giai đoạn. VD: Bảo tuần mạnh sau 30 tuổi vậy thì tại sao cung phu thê có tuần lại khuyên bảo lấy vợ/chồng muộn thì tốt hơn? lấy sớm dễ chia li, sóng gió? sao ko nhanh nhanh chóng chóng mà lấy sớm khi tuần chưa tác dụng mạnh, lại đâm đầu lấy lúc nó phát tác...?
Em cũng thấy quan điểm này khá hợp lý ạ.
Nhưng a cho e hỏi chút, vd như e có phu thê tuần, quan lộc triệt ở cung xung nhau. Vậy thì vô hiệu hóa nghĩa là các sao trong 2 cung này có thể chiếu lẫn nhau không bị hạn chế bởi tuần hay triệt phải k ạ?
Bạn hiểu sai rồi. Tuần triệt tháo gỡ là mệnh thân có tuần triệt, khi hạn đến cung tuần triệt thì được gỡ ra chứ không phải các cung đối nhau gỡ cho nhau đâu :D

Chắc e đọc không kỹ ạ. em k hiểu rõ lắm, a lấy ví dụ giúp e được không ạ? Giả sử thân cư Phúc or Thân cư Phu bị tuân/triệt, đến đại hạn rơi vào các cung này thì sẽ coi như cung đó k bị tuần triệt ạ? Hay là tất cả các cung bị triệt/ tuần trong lá số ạ?
Em xin lỗi nếu hỏi hơi ngớ ngẩn ạ.

Re: Nguồn gốc tuần và Triệt và quan niệm của TS Hà Hưng Quốc về tuần Triệt ( Vườn ươm Việt Dịch)

Đã gửi: 18:48, 07/06/17
gửi bởi cohoinew
LamYenChi đã viết: 18:34, 07/06/17
cohoinew đã viết: 18:26, 07/06/17
LamYenChi đã viết: 18:24, 07/06/17

Em cũng thấy quan điểm này khá hợp lý ạ.
Nhưng a cho e hỏi chút, vd như e có phu thê tuần, quan lộc triệt ở cung xung nhau. Vậy thì vô hiệu hóa nghĩa là các sao trong 2 cung này có thể chiếu lẫn nhau không bị hạn chế bởi tuần hay triệt phải k ạ?
Bạn hiểu sai rồi. Tuần triệt tháo gỡ là mệnh thân có tuần triệt, khi hạn đến cung tuần triệt thì được gỡ ra chứ không phải các cung đối nhau gỡ cho nhau đâu :D

Chắc e đọc không kỹ ạ. em k hiểu rõ lắm, a lấy ví dụ giúp e được không ạ? Giả sử thân cư Phúc or Thân cư Phu bị tuân/triệt, đến đại hạn rơi vào các cung này thì sẽ coi như cung đó k bị tuần triệt ạ? Hay là tất cả các cung bị triệt/ tuần trong lá số ạ?
Em xin lỗi nếu hỏi hơi ngớ ngẩn ạ.
Không biết thì hỏi sao các bạn cứ sợ người khác cười thế nhỉ? còn tự nhận là hỏi ngớ ngẩn nữa. Không hỏi , không tranh luận sao khá lên được :D Mình cũng trình còi chỉ chém bừa chứ giỏi giang gì đâu.

VD: Tháo gỡ chủ yếu là áp dụng cho mệnh thân vì tính hạn cũng phải liên hệ mệnh thân. Khi mệnh có tuần chẳng hạn, nếu đại hạn đến cung có triệt ở mệnh được tháo dỡ ra và ngược lại. còn mệnh mà bị cả tuần triệt rồi thì khỏi gỡ luôn :D . Còn mình cho rằng không chỉ có mệnh, các cũng khác ví dụ như cung phu chẳng hạn, nếu có tuần thì khi Đại hạn đến cung có triệt thì cung phu sẽ được tháo dỡ. vì lẽ đó mà nhiều khi bảo tuần đóng cung phu lấy chậm nhưng vớ ngay được hạn gỡ mà hạn đó có các sao biến động ngay và luôn thì có thể đương số cũng ụp luôn rồi hạn sau lại kêu khổ :D